Contents
Chào mừng các bậc phụ huynh đến với giai đoạn quan trọng trong việc ăn dặm của bé 9 tháng tuổi. Giai đoạn này đánh dấu một bước phát triển mới, khi nhu cầu dinh dưỡng của bé đã thay đổi. Quan trọng nhất là mẹ cần hiểu cách nấu cháo ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi sao cho hợp lý, đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các bé đang biếng ăn hoặc chậm tăng cân.
Những lưu ý khi nấu cháo ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi
Khi nấu cháo ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi, phụ huynh cần tìm hiểu xem bé ăn được những loại thực phẩm nào và nhu cầu dinh dưỡng của bé ra sao. Đồng thời, để bé ăn dặm tốt hơn, mẹ cần nắm vững một số nguyên tắc cơ bản.
Bé 9 tháng tuổi ăn được gì?
Khi bé đạt 9 tháng tuổi, bé đã tập ngồi và mọc khoảng 2-4 chiếc răng. Con yêu thích việc nhai ở giai đoạn này. Bé đã quen với việc ăn dặm và nhu cầu dinh dưỡng của bé đã thay đổi so với trước đó. Mẹ cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D để xương của bé phát triển chắc khỏe, phục vụ việc tập ngồi và bò.
Vậy bé 9 tháng tuổi có thể ăn được những gì? Giai đoạn này, bé đã có thể ăn được hầu hết các loại rau củ, hoa quả, trứng, thịt và một số loại hải sản. Cụ thể:
- Về rau củ: Rau xanh là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ dồi dào cho bé. Chúng là thành phần không thể thiếu trong cháo ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi. Mẹ hãy cho bé làm quen từng loại rau củ như súp lơ xanh, rau cải, rau ngót, khoai tây, khoai lang,…
-
Về hoa quả: Bé đã có thể ăn nhiều loại hoa quả hơn như chuối, táo, lê, bơ, xoài, đu đủ,… Bé có thể tự cầm và nhai, mẹ chỉ cần rửa sạch và cắt thành miếng dài, nhỏ, không quá cứng để bé dễ cắn.
-
Về thịt, hải sản: Bạn có thể nấu cháo ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi kết hợp các loại thịt lợn, bò, cá, tôm và trứng. Trước đây, bé mới chỉ làm quen với thịt gà ở giai đoạn trước.
Nguyên tắc khi cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm
Khi cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm, phụ huynh cần nắm vững các nguyên tắc sau:
Cho bé ăn đầy đủ 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ/ngày
Với bữa chính, mẹ có thể cho bé ăn cháo hoặc cơm nhão, đôi khi thay đổi bằng nui hoặc mì.
Với bữa phụ, bạn có thể cho bé ăn trái cây, sữa chua, váng sữa,… để bổ sung khoáng chất và các vitamin.
Duy trì việc cho con bú sữa mẹ 3-4 lần/ngày
Bé dưới 1 tuổi vẫn rất cần sữa mẹ. Vì vậy, ngoài việc bổ sung các thực phẩm cho bé ăn dặm, cần duy trì việc cho con bú sữa mẹ. Nếu bạn bận rộn, có thể thay thế bằng sữa công thức (500-600ml/ngày).
Thực đơn hàng ngày của bé cần đủ 4 loại chất dinh dưỡng sau:
- Tinh bột: Bạn có thể nấu cháo ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi bằng các loại tinh bột như gạo, lúa mì, yến mạch, các loại hạt họ đậu, khoai,…
- Chất đạm: Bổ sung đạm bằng cách kết hợp một số loại thực phẩm như thịt heo, thịt gà, lòng đỏ trứng, cá, tôm vào cháo ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi.
- Chất béo: Sử dụng dầu ăn, bơ thực vật hoặc các loại hạt để bé được cung cấp đủ chất béo cần thiết.
- Vitamin và khoáng chất: Bổ sung vitamin và khoáng chất khá đơn giản, chỉ cần nấu cháo kết hợp rau củ cho bé ăn dặm và bổ sung hoa quả vào các bữa phụ.
Gợi ý 4 món cháo ăn dặm cho bé 9 tháng đầy đủ dinh dưỡng
Bạn đang băn khoăn không biết phối hợp các loại thực phẩm như thế nào để bé ăn ngon miệng mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng đầy đủ? Dưới đây là gợi ý 4 món cháo ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi thơm ngon bạn có thể tham khảo:
Cháo cá hồi bí đỏ
Cá hồi là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất béo lành mạnh, Omega-3, các axit amin,… rất có ích cho sự phát triển của bé. Bí đỏ cung cấp nhiều năng lượng giúp bé khỏe mạnh và tăng cân dễ dàng.
Khi nấu cháo ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi kết hợp cá hồi và bí đỏ, bạn cần chuẩn bị: 100g cá hồi, 200g bí đỏ, 2 nắm gạo tẻ và một chút muối.
Dù bé đã mọc răng, nhưng hệ tiêu hóa và hàm của bé chưa phát triển hoàn thiện. Vì thế, cá hồi và bí đỏ nên được xay nhuyễn trước khi cho vào nấu cháo.
Cháo thịt bò cải thảo
Bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau để làm món cháo thịt bò cải thảo cho bé: 20g thịt bò lạc, 25g rau cải thảo, 2 nắm gạo tẻ và dầu olive.
Công thức cháo ăn dặm cho bé này chứa cải thảo – một loại rau có tác dụng giải nhiệt, thông tiện và trị táo bón. Bên cạnh đó, thịt bò cung cấp nhiều protein, sắt, kẽm, vitamin B6 và B12 rất tốt cho sự phát triển của trí não và thể chất.
Cháo trứng gà khoai lang
Để làm cháo ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi với trứng gà và khoai lang, bạn cần chuẩn bị: 1 nắm gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp, 1 quả trứng gà, 1 củ khoai lang và dầu ăn dành cho bé.
Khi nấu, hấp khoai lang trước và xay nhỏ sau đó cho vào nấu cùng cháo. Trứng nên được cho vào cháo sau khi cháo chín và đánh đều để không bị tanh.
Công thức cháo ăn dặm cho bé 9 tháng này nên cho bé ăn 3-4 bữa/tuần. Hãy sử dụng các công thức khác trong các bữa còn lại để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho bé.
Cháo thịt heo rau ngót
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt heo là loại thịt đầu tiên nên cho bé ăn dặm. Thịt heo là loại thực phẩm giàu protein, kẽm, kali, sắt, vitamin D và các vitamin nhóm B, rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé.
Công thức để chế biến món cháo thịt heo rau ngót này cần: 30g thịt heo nạc, 30g rau ngót và 2 nắm gạo tẻ.
Lưu ý khi nấu, xay nhuyễn thịt heo. Rau ngót có thể xay và lọc nước để nấu cháo cho bé. Hoặc nếu muốn bé được bổ sung nhiều chất xơ hơn, không cần lọc rau và cho vào nấu cháo cùng luôn.
Hy vọng với thông tin về cách nấu cháo ăn dặm cho bé 9 tháng được chia sẻ, các bậc phụ huynh sẽ thành công trong việc nấu những món cháo thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn thêm các sản phẩm bánh ăn dặm từ thương hiệu chuẩn Nhật Pigeon Việt Nam, giúp bé có thêm dinh dưỡng và tập nhai tốt hơn. Các sản phẩm ăn dặm Pigeon đảm bảo tiêu chuẩn cao cấp và giúp mẹ chăm con nhàn tênh mỗi ngày. Mọi thông tin chi tiết, bạn có thể truy cập website Pigeon.com.vn hoặc gọi hotline (028) 2213 3022 để nhận thông tin chi tiết về các sản phẩm.