Contents
- 1 Chi phí đám cưới gồm những gì?
- 1.1 Chi phí lễ vật và tiệc lễ dạm ngõ
- 1.2 Chi phí tráp ăn hỏi
- 1.3 Chi phí trang phục đám hỏi
- 1.4 Trang phục đội bê tráp: Trường hợp cô dâu chú rể chọn áo dài cho concept đám cưới truyền thống, thì hai đội bê tráp của nhà trai và nhà gái cũng cần thuê áo dài tương ứng, giá thuê cụ thể từ 2 – 3 triệu đồng tùy vào phong cách, thiết kế, chất liệu vải. Nếu chỉ cô dâu diện áo dài và chú rể lựa chọn vest hiện đại, chi phí trang phục đội bê tráp sẽ dao động từ 1 – 1.5 triệu đồng vì khi đó đội bê tráp nam không cần mặc áo dài truyền thống và có thể tự chuẩn bị sơ mi trắng – quần âu.
- 1.5 Chi phí rạp cưới và tiệc cưới
- 1.6 Chi phí chụp ảnh cưới và quay phóng sự cưới
- 1.7 Chi phí trang phục cưới
- 1.8 Chi phí in thiệp cưới
- 1.9 Chi phí mua nhẫn cưới
- 1.10 Chi phí trang sức cưới cô dâu
- 1.11 Chi phí trang điểm cô dâu
- 1.12 Chi phí chuẩn bị phòng tân hôn
- 1.13 Chi phí trang phí bàn thờ gia tiên
- 1.14 Chi phí xe hoa đón dâu
- 1.15 Chi phí tuần trăng mật
- 1.16 Chi phí phát sinh đám cưới
Đám cưới là một sự kiện quan trọng và đẹp nhất trong cuộc đời, và việc tổ chức một đám cưới hoàn hảo là điều cần thiết. Trong quá trình chuẩn bị cho đám cưới, có rất nhiều công việc cần tính toán và sắp xếp, trong đó chi phí đám cưới là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà nhiều cặp đôi quan tâm. Vậy, chi phí đám cưới gồm những khoản nào, cần chuẩn bị như thế nào, và làm thế nào để tiết kiệm chi phí? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Chi phí đám cưới gồm những gì?
Chi phí cho một đám cưới thường dao động trong khoảng từ 150 – 600 triệu đồng, bao gồm tiền tổ chức 3 lễ quan trọng: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới. Tùy vào các hạng mục, phong cách và địa điểm tổ chức mà mỗi lễ sẽ có chi phí khác nhau.
Dưới đây là tổng hợp các hạng mục và chi tiết chi phí dự kiến cho các hạng mục giúp bạn tham khảo để biết được tổ chức đám cưới hết bao nhiêu tiền.
Chi phí lễ vật và tiệc lễ dạm ngõ
Thông thường, lễ dạm ngõ có chi phí thấp nhất, khoảng từ 3 – 5 triệu đồng, bao gồm các khoản chi cho lễ vật của nhà trai và chi phí làm bữa cơm thân mật của nhà gái.
Tiền lễ vật dạm ngõ phụ thuộc vào gia đình nhà trai tự chuẩn bị hoặc thuê dịch vụ ngoài. Nếu gia đình tự chuẩn bị lễ vật, chỉ cần khoảng 500.000 đồng để có một mâm đầy đủ lễ vật. Nếu không có nhiều thời gian để chuẩn bị, hoàn toàn có thể thuê đơn vị chuyên nhận làm mâm lễ dạm ngõ với mức phí cao hơn, thường là 1 triệu đồng.
Đối với chi phí tiệc dạm ngõ của bên nhà gái, nếu gia đình tự chuẩn bị mâm cỗ thì chi phí tiệc sẽ rẻ hơn, khoảng 1 – 1.5 triệu đồng/mâm. Trường hợp gia đình không có đủ thời gian và nguồn lực, bạn có thể thuê ngoài với mức giá từ 2 triệu đồng/mâm.
Chi phí tráp ăn hỏi
Đây là một trong những mục quan trọng nhất trong chi phí đám cưới. Chi phí tráp ăn hỏi thường dao động trong khoảng từ 5 – 10 triệu đồng, bao gồm tiền tráp lễ, lễ đen và tiền lì xì đội bê tráp.
Trong đó, tiền tráp ăn hỏi chiếm phần lớn nhất, khoảng từ 3 – 7 triệu đồng, tuỳ vào chất lượng tráp và phong tục từng vùng miền cũng như điều kiện của mỗi gia đình.
Số lượng tráp cũng có sự khác nhau giữa các vùng miền. Tại miền Bắc, các gia đình thường chọn số tráp lẻ (5, 7, 9, 11 tráp), còn tại miền Nam các gia đình chọn số lượng tráp lễ là số chẵn (thường là 6, 8, hoặc 10 tráp).
Về chất lượng, tùy vào ngân sách, nếu dư dả thì các gia đình có thể chuẩn bị số lượng tráp lễ và trang trí hoành tráng hơn. Ví dụ, thay vì chi khoảng 500.000 đồng cho tráp trầu cau 60 quả được trang trí bằng nơ và ruy băng, bạn có thể tăng ngân sách lên khoảng 1 triệu đồng để có tráp trầu cau chất lượng hơn với buồng 100 quả được trang trí rồng phượng cầu kỳ.
Tiền lễ đen, hay còn được gọi là tiền lễ dẫn cưới, lễ nát, là khoản tiền đi kèm tráp lễ thay lời cảm ơn tới nhà gái cũng chiếm một phần không nhỏ. Tiền lễ đen dao động trong khoảng từ 1 – 10 triệu đồng dựa vào sự thống nhất của gia đình nhà trai và nhà gái.
Ngoài ra, hai bên gia đình còn cần chuẩn bị một khoản tiền lì xì cho đội bê tráp, khoảng 1 – 3 triệu đồng. Số tiền lì xì tương ứng với đội bê tráp nam và đội bê tráp nữ, mỗi lì xì có thể từ 100.000 – 500.000 đồng tùy từng gia đình.
Nếu không nhờ được anh em, bạn bè hoặc đồng nghiệp bê tráp ăn hỏi, gia đình cần tốn thêm chi phí thuê đội bê tráp, khoảng 200.000 – 300.000/người.
Chi phí trang phục đám hỏi
Khi tính toán chi phí đám cưới, không thể không kể đến chi phí trang phục đám hỏi. Chi phí này bao gồm tiền áo dài ăn hỏi cho cô dâu chú rể và đội bê tráp, với mức giá khoảng từ 3 – 8 triệu đồng.
Trang phục cô dâu: Hiện nay, cặp đôi có thể chọn mua, may hoặc thuê áo dài uyên ương. Áo dài ăn hỏi thiết kế hoặc mua thường có giá khá cao, khoảng từ 5 – 10 triệu đồng/cặp, nhưng chúng luôn tạo điểm nhấn khác biệt, tinh tế và sang trọng. Áo dài thuê thì có giá rẻ hơn, chỉ từ 2 – 5 triệu đồng/cặp.
Trang phục chú rể: Tùy thuộc vào việc thuê, mua sẵn hay may đo, mức giá trang phục chú rể có thể khác nhau, thông thường khoảng 2 – 5 triệu đồng. Để tiết kiệm chi phí, chú rể nên thuê hoặc may các bộ vest cưới đơn giản, có thể tái sử dụng trong các dịp sau này.
Trang phục đội bê tráp: Trường hợp cô dâu chú rể chọn áo dài cho concept đám cưới truyền thống, thì hai đội bê tráp của nhà trai và nhà gái cũng cần thuê áo dài tương ứng, giá thuê cụ thể từ 2 – 3 triệu đồng tùy vào phong cách, thiết kế, chất liệu vải. Nếu chỉ cô dâu diện áo dài và chú rể lựa chọn vest hiện đại, chi phí trang phục đội bê tráp sẽ dao động từ 1 – 1.5 triệu đồng vì khi đó đội bê tráp nam không cần mặc áo dài truyền thống và có thể tự chuẩn bị sơ mi trắng – quần âu.
Chi phí rạp cưới và tiệc cưới
Chi phí rạp cưới và tiệc cưới thường dao động từ 75 – 200 triệu đồng. Mức chi phí này bao gồm tiền rạp cưới, tiền thuê địa điểm, chi phí trang trí đám cưới và cỗ cưới. Chi phí rạp cưới và tiệc cưới sẽ dao động tùy vào địa điểm tổ chức đám cưới mà cặp đôi lựa chọn, trong đó rẻ nhất là đám cưới tại nhà, cao hơn là đám cưới tổ chức tại nhà hàng hoặc trung tâm tiệc cưới.
Chi phí chụp ảnh cưới và quay phóng sự cưới
Chi phí chụp ảnh cưới và quay phóng sự cưới dao động từ 12 – 15 triệu đồng. Nếu cô dâu chú rể chụp ảnh cưới tại studio, chi phí sẽ khoảng 6 – 10 triệu đồng, đã bao gồm trang phục, phương tiện di chuyển, vé vào studio, makeup và các phụ kiện cần thiết. Khi trả ảnh, hai bạn sẽ nhận được 1 album ảnh cưới, 1 ảnh cưới lớn trang trí đám cưới, 5 – 10 ảnh nhỏ để trang trí phòng cưới và toàn bộ file ảnh.
Chi phí trang phục cưới
Chi phí trang phục cưới gồm tiền váy cưới cô dâu, vest chú rể, trang phục áo dài cho các mẹ và vest của các bố. Chi phí trang phục của mỗi người sẽ khác nhau tùy vào chất liệu, kiểu dáng, lựa chọn mua/may hay thuê trang phục.
Chi phí in thiệp cưới
Chi phí in thiệp cưới dao động khoảng 500.000 – 1.5 triệu đồng, bao gồm tiền thiết kế thiệp, in ấn và nguyên liệu làm thiệp cưới.
Chi phí mua nhẫn cưới
Giá nhẫn cưới sẽ tùy thuộc vào chất liệu, kiểu dáng và trang trí, với giá từ 5 – 20 triệu đồng/cặp.
Chi phí trang sức cưới cô dâu
Chi phí trang sức cô dâu dao động khoảng 10 – 30 triệu đồng, bao gồm dây chuyền/kiềng cưới, lắc tay và hoa tai. Cô dâu có thể lựa chọn mua trang sức theo bộ hoặc mua lẻ tùy theo nhu cầu sử dụng.
Chi phí trang điểm cô dâu
Chi phí trang điểm cô dâu dao động từ 1.5 – 5 triệu đồng, bao gồm tiền trang điểm, làm tóc và một số dịch vụ kèm theo trong cả lễ ăn hỏi và lễ cưới.
Chi phí chuẩn bị phòng tân hôn
Chi phí chuẩn bị phòng tân hôn dao động khoảng 15 – 20 triệu đồng, bao gồm trang trí phòng và sắm sửa đồ dùng mới.
Chi phí trang phí bàn thờ gia tiên
Chi phí trang phí bàn thờ gia tiên bao gồm tiền dọn dẹp và tiền trang trí, với tổng chi phí khoảng 1 – 2 triệu đồng.
Chi phí xe hoa đón dâu
Chi phí xe hoa đón dâu khoảng 3 – 10 triệu đồng, bao gồm tiền thuê xe hoa và xe chở người thân, khách mời trong cả lễ ăn hỏi và lễ cưới.
Chi phí tuần trăng mật
Chi phí tuần trăng mật dao động khoảng 7 – 50 triệu đồng, tùy vào địa điểm mà cô dâu chú rể lựa chọn.
Chi phí phát sinh đám cưới
Chi phí phát sinh đám cưới bao gồm những khoản chênh lệch trong khi lựa chọn nhà cung cấp và những chi phí hỏng hóc trong quá trình tổ chức. Do đó, cặp đôi nên dự trù khoảng 10 triệu đồng hoặc 10% tổng chi phí và note vào bảng chi phí đám cưới.