Contents
- 1 Cách viết thiệp mời cưới
- 2 Cách ghi thông tin về ba mẹ hai bên
- 3 Cách ghi thông tin và tên cô dâu chú rể
- 4 Cách ghi thông tin về lễ cưới chính xác
- 5 Cách ghi thông tin ngày giờ cử hành hôn lễ
- 6 Cách ghi ngày giờ và địa điểm đãi khách
- 7 Cách ghi tên khách mời trên thiệp cưới đúng phép lịch sự
- 8 Nên viết thiệp cưới bằng bút gì thì đẹp?
Bước vào khâu chuẩn bị cho ngày trọng đại, cô dâu và chú rể cần quan tâm đến việc viết thiệp cưới. Đây là lời thông báo hỷ sự đầu tiên gửi đến quan khách, vì vậy, việc viết thiệp cưới rất quan trọng để tạo ấn tượng và đẹp lòng trọn vẹn khách mời. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn viết thiệp cưới một cách tinh tế và lịch sự, đảm bảo sự hiểu biết và sự tôn trọng đối với người nhận thiệp. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Cách viết thiệp mời cưới
Đám cưới ở Việt Nam có nhiều khách mời, không chỉ bạn bè và đồng nghiệp của cô dâu và chú rể, mà còn bao gồm cả họ hàng và bạn bè của cha mẹ hai bên. Vì vậy, việc xưng hô và ghi thiệp mời đám cưới đòi hỏi sự tôn ti trật tự. Gia chủ cần biết cách viết thiệp cưới một cách tinh tế, thể hiện sự hiểu biết và tỏ lòng mến khách đối với người nhận thiệp. Nội dung thiệp cưới cần đầy đủ, chính xác và tránh những lỗi thất lễ như tẩy xóa, chỉnh sửa thông tin. Trước khi mang đi in hàng loạt, hãy kiểm tra lại thật kỹ về thời gian, địa điểm, tên hai gia đình. Nếu không chắc chắn, hãy nhờ cha mẹ, anh chị em kiểm tra giúp, để tránh sai sót và những lỗi gây nhầm lẫn sau này.
Cách ghi thông tin về ba mẹ hai bên
Đây là phần dễ sai và gây tranh cãi nhất, đòi hỏi cô dâu và chú rể phải biết cách ghi thiệp một cách tinh tế. Với các gia đình theo đạo Công giáo, hãy thêm tên Thánh và đặt tên Thánh vào trước tên cha mẹ cô dâu và chú rể. Đối với các gia đình Phật tử, có thể sử dụng Pháp danh của cha/mẹ cô dâu và chú rể vào thiệp. Nếu gia đình có cha hoặc mẹ đã qua đời hoặc không thể có mặt trong lễ cưới, hai bên cần tham khảo ý kiến của cha mẹ mình xem có muốn để tên người đó lên thiệp mời hay không. Trường hợp cha qua đời, trong thiệp cưới, chúng ta có thể ghi là “Bà quả phụ:” và ghi nhũ danh trên thiệp cưới. Nếu cả ba mẹ đều qua đời, có thể ghi là “Cố phụ:”, “Cố mẫu:”, hoặc ghi đầy đủ tên Cha Mẹ trên thiệp và bên dưới ghi chú “Đã mất”/”Đã qua đời” hoặc ghi “Song thân quá vãng”. Đối với trường hợp không tiện ghi tên cha mẹ, có thể để tên người chủ hôn là “anh lớn trong nhà” hoặc “chú/bác đại diện trong gia đình”.
Cách ghi thông tin và tên cô dâu chú rể
Việc xưng hô trong thiệp cưới cũng phụ thuộc vào vị trí của cô dâu và chú rể trong gia đình:
- Nếu con của gia đình, hãy ghi là “Quý Nam” hoặc “Ái Nữ” trên thiệp cưới.
- Nếu là con trưởng, hãy ghi là “Trưởng Nữ” hoặc “Trưởng Nam”.
- Nếu là con thứ, hãy ghi là “Thứ Nam” hoặc “Thứ Nữ”.
- Nếu là con út, hãy ghi là “Út Nam” hoặc “Út Nữ”.
- Đối với gia đình theo đạo, hãy ghi tên Thánh trước họ tên cô dâu và chú rể.
Một số gia đình đơn giản hóa việc xưng hô này bằng cách cắt bớt dòng thứ bậc, chỉ cần ghi “Cô dâu” và “Chú rể” trên thiệp cưới.
Cách ghi thông tin về lễ cưới chính xác
Thông tin về lễ cưới bao gồm thông tin về Lễ Vu Quy, Lễ Tân hôn hay Lễ Thành hôn. Hãy ghi rõ đó là thiệp mời cho “Lễ Vu Quy”, “Lễ Tân hôn” hay “Lễ Thành hôn”. Vì mỗi cái tên buổi lễ sẽ mang một ý nghĩa khác nhau, cần xác định đúng danh xưng cho phù hợp.
-
Lễ Vu Quy: Diễn ra tại Nhà gái, thường đãi tiệc họ nhà gái và một số người đại diện họ nhà trai. Lễ Vu Quy thường tổ chức trước ngày rước dâu, một số nơi sẽ tổ chức cùng ngày rước dâu. Chính vì vậy, việc viết thiệp cưới nhà gái cần ghi rõ “Trân trọng mời quan khách đến tham dự lễ Vu Quy của con gái tôi…”.
-
Lễ Tân hôn: Tổ chức tại Nhà trai, sau khi nhà trai làm lễ tại nhà gái và rước cô dâu về nhà chồng. Đại diện nhà gái sẽ thực hiện “Lễ Đưa dâu” sang nhà trai.
-
Lễ Thành hôn: Các cặp cô dâu, chú rể sinh trưởng hoặc sống và làm việc tại thành phố lớn thường tổ chức thêm một buổi tiệc để đãi đồng nghiệp và những người không thể về quê chung vui tại nhà hàng. Tuy nhiên, hiện nay mọi người không quá khắt khe về cách xưng hô, nên có thể sử dụng cụm từ “…mời đến buổi tiệc rượu chung vui cùng gia đình” vẫn được quan khách chấp nhận.
Cách ghi thông tin ngày giờ cử hành hôn lễ
-
Ngày giờ cử hành hôn lễ đề cập đến ngày làm lễ rước dâu về nhà trai. Giờ này ghi trên thiệp chủ yếu là để thông báo cho bà con họ hàng thân thiết, nên cần viết rõ cả ngày dương lịch lẫn ngày âm lịch.
-
Đối với cô dâu và chú rể theo đạo, sẽ có thêm lễ Thánh ở nhà thờ. Hãy ghi rõ giờ làm lễ và tên Thánh Đường để quan khách cùng đạo đến tham dự và chúc phúc.
Cách ghi ngày giờ và địa điểm đãi khách
Đây thường là phần mà khách mời quan tâm nhất, nên tốt hơn hết hãy ghi rõ thông tin về nhà hàng tiệc cưới, bao gồm địa chỉ, tên đường, phường, quận và tên sảnh cưới, nhằm tránh khách đi nhầm sảnh hoặc lạc đường. Thiệp cưới nên có bản đồ chỉ đường để khách dễ hình dung.
Cách ghi tên khách mời trên thiệp cưới đúng phép lịch sự
Bạn có thể thoải mái sáng tạo với mẫu thiệp cưới theo kiểu truyền thống hoặc hiện đại. Tuy nhiên, lưu ý rằng một số người có vai trò hoặc lớn tuổi cảm thấy bạn không tôn trọng họ khi thiệp cưới quá “sáng tạo”. Vì vậy, cô dâu và chú rể cần cân nhắc mẫu thiệp phù hợp, tôn trọng và lịch sự.
-
Đối với họ hàng và người thân lớn tuổi, bố mẹ nên là người đứng ra mời, để thể hiện sự tôn trọng đối với những người lớn tuổi và sự trân trọng của gia đình. Ghi tên bố mẹ vào mục người mời.
-
Đối với bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng và họ hàng đồng vai phải lứa cô dâu và chú rể, hãy ghi tên cô dâu và chú rể vào mục người mời.
Ở Việt Nam, thông tin về cha mẹ, tên chú rể thường nằm ở phía bên trái tấm thiệp, còn cô dâu để phía bên phải. Thiệp nhà trai và nhà gái thường được in riêng.
-
Thiệp nhà trai: Tên bố mẹ chú rể đứng trước, tên chú rể đứng trước tên cô dâu.
-
Thiệp nhà gái: Tên bố mẹ cô dâu đứng trước, tên cô dâu đứng trước tên chú rể.
Ngoài ra, cô dâu chú rể cần cân nhắc kỹ cách dùng từ để thể hiện thái độ và phong cách của buổi tiệc, gây ấn tượng cho khách tham dự.
Ở Việt Nam, có một số quy tắc khi ghi tên khách mời trên thiệp cưới:
-
Nếu đám cưới của bạn thiết kế theo phông màu cụ thể và bạn muốn khách mời ăn mặc đúng phông màu tiệc cưới, thiệp cưới nên ghi rõ: “Xin vui lòng mặc trang phục theo màu bạn mướn khách mời mặc để phù hợp không khí buổi tiệc”.
-
Nếu bạn không muốn có trẻ em trong đám cưới, bạn cần ghi cụ thể: “Vì tính chất trang trọng của buổi tiệc, xin vui lòng không đưa trẻ em theo cùng”. Hoặc “Ghế ngồi sẽ được ghi chính xác theo số lượng khách mời trên thiệp”.
Nên viết thiệp cưới bằng bút gì thì đẹp?
Có 3 mẫu bút cô dâu chú rể nên tham khảo để có những tấm thiệp cưới hoàn hảo nhất là:
-
Bút bi: Có thể sử dụng để viết thiệp cưới khi chiếc thiệp được làm đơn giản, không cầu kỳ, mực không bị phai, chữ viết rõ ràng.
-
Bút mực nước: Đa dạng, nhiều màu sắc, giá thành rẻ, tạo nét mềm mại hơn so với bút bi.
-
Bút nhũ: Có giá từ 10.000đ – 20.000đ tùy loại, lên màu rất đẹp, có ánh kim, phù hợp với những loại thiệp có ren hay thiệp tự thiết kế.
Khâu chuẩn bị và cách viết thiệp cưới rất quan trọng. Nó không chỉ mang lời báo hỷ đến những vị khách quý, mà còn tạo ấn tượng tốt, tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa gia chủ và quý quan khách.
Hy vọng với những thông tin cần thiết về cách viết thiệp được lòng trọn vẹn khách mời, người đang chuẩn bị đám cưới có thêm sự tự tin và dễ dàng hơn trong việc viết thiệp cưới. Hãy theo dõi Thiệp cưới Hoàng Hải Yến để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích và tham khảo các mẫu thiệp cưới độc đáo nhé!
Thông tin về Thiệp cưới Hoàng Hải Yến:
- Địa chỉ: 62 Tân Thành, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TPHCM, Việt Nam
- Điện thoại mua hàng: 0908 219871 – 0907 668066
- Website: www.thiepcuoihoanghaiyen.com
- Email: [email protected]
- Fanpage: https://www.facebook.com/thiepcuoioffset